Ô. Đặng Tấn Hậu tốt nghiệp cao học quản trị xí nghiệp tại Canada vào đầu thập niên 70. Ô. Hậu là một trong những người VN đầu tiên giữ vai trò giám đốc trong các đại xí nghiệp Canada và ứng dụng điện toán vào trong lãnh vực quản trị. Hội American Management Association đã mời ông viết quyển “Làm cách nào làm việc văn phòng bằng máy điện tử” vào đầu thập niên 80. Chính quyển sách này là một trong những viên gạch đầu tiên lót đường cho sự phát triển điện toán và nền kinh tế điện tử mà chúng ta biết ngày hôm nay.

Ô. Hậu từng là giám đốc và cố vấn cho các xí nghiệp trong các lãnh vực nghiên cứu thị trường, kế hoạch tài chánh trong suốt ba thập niên 70-80-90. Trong 15 năm gần đây, ông chuyên về ba lãnh vực “quản trị phẩm chất toàn diện”, “toàn cầu hóa” và “quản trị kiến thức”.

Ô. Hậu là tác giả nhiều bài viết về kinh tế, tài chánh và nghiên cứu thị trường trên các tờ báo thương mại, kinh tế tại Canada.

Ngoài lãnh vực chuyên môn, ông dành nhiều thời giờ tìm hiểu và phát triển đời sống tâm linh dựa trên tấm gương phụng sự và tinh thần bi-trí-dũng của Phật giáo.

Hiện nay, ông đã hưu trí và dùng thời giờ để tĩnh tâm và phục vụ cộng đồng người Việt hầu chia xẻ với các thế hệ tiếp nối những gì mà ông đã thừa hưởng.

Mặc dầu chưa bao giờ trở về VN từ ngày ông đi du học, ông Hậu luôn luôn gắn liền đời sống với quê hương. Ông thường để tâm lo lắng về sự an nguy, cơm no áo ấm, hạnh phúc của đồng bào bên nhà. Ông sinh hoạt với các cộng đồng ngoại quốc ở khắp nơi để lên tiếng và tranh đấu đòi hỏi bạo quyền CSVN trả lại tự do, nhân quyền cho mọi giới đồng bào bên nhà, cũng như đòi hỏi chế độ CSVN phải bảo vệ an ninh, sự toàn vẹn của lãnh thổ, lãnh hải VN
























































CHIẾN LƯỢC VỀ BIỂN ĐÔNG








Năm 2010, tôi có viết bài về “môi trường nước H2O”. Hai bài viết tiếp theo trong năm 2012 là “sự lợi ích hàng hải” và “vấn đề Biển Đông”. Nhân ngày 22 tháng 5, 2016, tổng thống HK Obama viếng thăm VN, tôi xin mạn phép đề cập đến đề tài “chiến lược về Biển Đông”. Bài viết không đề cập đến sử ký, địa lý, tòa án quốc tế hay công pháp quốc tế liên quan đến biển đảo mà chỉ viết về “chiến lược Biển Đông” gồm có “chiến lược Mani” của thủ tướng Abe Nhật Bản và “chiến lược Vân Tiên”, còn gọi là chiến lược Tarzan “đu dây tay ba” của nhà cầm quyền CSVN hiện nay.

ĐỊNH NGHĨA

Chiến lược Mani dịch từ chữ Manichaeism lấy từ khái niệm của tôn giáo Mani ở Ba Tư (Iran) dựa trên sự phân biệt “tốt-xấu”, “trắng-đen” rõ ràng để áp dụng vào trong đời sống của con người. Khái niệm này không dựa trên quan điểm đi hàng hai, lợi dụng thời cơ để chiếm ưu thế mà chỉ dựa theo sự dứt khoát tư tưởng, lập trường hoặc là thực hành làm điều thiện lên “thiên đàng” và không làm điều ác để xuống “địa ngục”. Chiến lược Mani dựa trên sự tự trọng, lòng tự tin vào sức mạnh của chính bản thân của mình.

Đó là tinh thần của người anh hùng võ sĩ đạo; hoặc là chiến thắng; hoặc là chết và không chấp nhận sự sĩ nhục của đối phương nên kẻ địch thường phải e dè chấp nhận điều kiện tiên quyết của chúng ta trong khi thương thuyết. Ngược với chiến lược Mani là chiến lược Vân Tiên tạm dịch ra tiếng Anh là Vantienism lấy từ bài thơ của trẻ em “bụi đời” miền nam VN là “Vân Tiên cõng mẹ chạy ra, đụng phải cột nhà cõng mẹ chạy vô. Vân Tiên cõng mẹ chạy vô, đụng phải cột nhà cõng mẹ chạy ra. Vân Tiên cõng mẹ chạy ra v.v”.

Chiến lược Vân Tiên còn có tên khác là Tarzanism; đây là chiến lược Tarzan “đu dây” của CSVN vì họ không có lập trường dứt khoát nên thường có tính xảo trá, che dấu việc làm vì sợ hãi. Chiến lược “Tarzan” hay “Vân Tiên” thích hợp với chiến lược “phản bội” của cựu ngoại trưởng HK Kissinger chủ trương phản bội đồng minh và có tính cách sửa đổi khái niệm “bạn của kẻ thù ta là kẻ thù của ta” thành câu “bạn của ta cũng là bạn thân của kẻ thù ta và đâm sau lưng ta”. Vì thế, chúng ta không lấy làm lạ khi thấy hai ông Kissinger và Lê Đức Thọ họp chung với nhau.

Chiến lược phản bạn của Kissinger đã bán đứng đồng minh của HK là VNCH cho CSVN, đã đá Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc để đưa TC vào thay thế hay đá nhà vua Ba Tư Mohammed Reza Pahlavi ra khỏi nước để ủng hộ cố đạo cuồng tín Ayatollah Khomeini lên cầm quyền. Hậu quả tất yếu là chiến tranh không chỉ xảy ra ở ngoài xứ HK mà còn xảy ra ngay chính nội địa HK. Thí dụ 9/11. Vì thế, thế giới chỉ còn biết dựa vào sức mạnh dân tộc của chính mình như thủ tướng Nhật Bản Abe với chiến lược Mani hay thủ tướng Ấn Độ Modi với tinh thần Bharat Mata, Mẹ Ấn Độ (*).

Tưởng cần nhắc lại, Nhật Bản thua trận đệ nhị thế chiến. Quân đội Nhật bị HK kiểm soát không cho phát triển. Kinh tế Nhật bị giảm phát (deflation) nên kém phát triển, TC đe dọa chiếm hải đảo Senkaku và chuẩn bị chiếm lấy đảo Okinawa của Nhật. Thủ tướng Abe đã áp dụng chiến lược Mani ra sao? Trong khi đó, CSVN có quân số đông hơn quân đội Nhật. Khí giới có phần hơn Nhật nên có thời “CSVN đã dạy cho TC bài học” vào năm 1979 nên Đặng Tiểu Bình phải cho lui binh và hiện đại hóa lại quân đội; nhưng CSVN không dám chống cự lại “tàu lạ” vì áp dụng chiến lược Tarzan “đu dây” tay ba hay “Vân Tiên” không biết đi hướng nào có lợi cho đất nước VN. Lần lược, chúng ta thử tìm hiểu về hai chiến lược này.

CHIẾN LƯỢC MANI

Nhật Bản

Hoa Kỳ thả hai trái bom nguyên tử tại Hiroshima và Nagasaki. Nhật Hoàng đầu hàng năm 1945. HK xử tội tử hình hơn ngàn sĩ quan Nhật về tội ác chiến tranh. Nhật đem hài cốt của các vị này thờ tại đền Yasukini ở Tokyo. Quân đội HK chiếm đóng đảo Okinawa để kiểm soát quân đội Nhật và không cho quân đội Nhật phát triển. Thủ tướng Yoshida lên cầm quyền năm 1946. Điều 9 Hiến Pháp Nhật ra đời năm 1947 hạn chế ngân sách quốc phòng của chính phủ Nhật và cấm quân đội ngoại quốc có vũ khí nguyên tử tại Nhật.

Thủ tướng Yoshida và các vị kế tiếp chủ trương “sự bảo vệ quốc gia giao cho quân đội HK phụ trách”. Quân đội Nhật chỉ giữ vai trò tự vệ rất hạn chế trong nước và chỉ có nhiệm vụ cứu tàu bè gặp bão táp gần ven biển. Chính phủ Nhật đặt trọng tâm trên sự kiến thiết xứ sở và chú trọng đến nền kinh tế hậu chiến. Thật không ngoa, nếu nói miền nam VN là con rồng lớn ở Á Châu vào thập niên 50, đầu 60 vì Nhật, Đại Hàn, kể cả TC vẫn còn bị nạn đói vào thời hậu chiến. Tân Gia Ba (Singapore) có vài chiếc ghe èo uột kém xa với hải cảng Saigon. Kinh tế miền bắc VN còn trong thời kỳ bao cấp nghèo đói bệnh tật dưới chế độ độc tài csBV.

Các quốc gia Á Châu chỉ mới phát triển hơn VN vào giữa thập niên 60 vì csBV đem quân tàn phá sự thịnh vượng của miền nam VN nên Thái Lan mới có chương trình du lịch cho quân đội HK dưỡng quân. Nam Hàn cho dân và quân qua VN để đấu thầu cho quân đội HK. Tân Gia Ba mới phát triển nhờ trở thành hải cảng quốc tế và Nhật Bản trở thành con rồng mạnh nhất Á Châu chính nhờ áp dụng “quản trị phẩm chất” từ nhà cố vấn Deming. Do đó, Nhật Bản đã chuyển mình từ sản xuất “hàng dõm” sang “hàng hóa có phẩm chất”, có thời đứng đầu kinh tế thế giới làm cho HK phải kinh sợ và bắt chước theo Nhật trong thập niên 70, 80.

Thủ tướng Abe lên cầm quyền từ năm 2004 và đắc cử năm 2006. Nếu ông được quốc hội tín nhiệm, ông sẽ cầm quyền đến năm 2020 và trở thành vị thủ tướng cầm quyền lâu nhất tại nước Nhật sau thời đệ nhị thế chiến. Thủ tướng Abe đang thừa hưởng gia tài nặng nề (khó khăn) do các vị tiền nhiệm để lại: - dân số Nhật giảm nên ít người làm việc, kém sản xuất, không người đóng thuế - kinh tế đang trong thời kỳ giảm phát kém phát triển - TC đe dọa xâm chiếm hải đảo Senkaku; trong khi đó thì HK rút quân ra khỏi Okinawa để cho quân đôi Nhật lãnh trách nhiệm chống lại quân đội TC dù quân đội Nhật còn non yếu.

Kinh Tế

Như đã trình bày, thủ tướng Abe dựa trên chiến lược Mani dứt khoát tư tưởng đưa ra chương trình kinh tế cân bằng giữa quân sự và kinh tế, tăng thuế để hổ trợ chương trình xã hội giúp đở người già và các gia đình có con nhỏ, giảm giá trị tiền Yen làm tăng lạm phát kích thích mức tiêu thụ để kinh tế phát triển. Các chương trình kinh tế của thủ tướng Abe có thể tạm tóm tắt như sau:

* gia tăng tiền tệ làm giảm tiền Yen để làm tăng lạm phát lên đến 2%; biện pháp này làm cho giá bán thấp và làm tăng xuất cảng hàng hóa ra nước ngoài;

* tăng thuế trên giá bán (sales tax) từ 5% lên 8% để chính phủ có tiền hổ trợ các chương trình xã hội, giáo dục, y tế cho người dân, nhất là cho các gia đình trẻ và thành phần già hưu trí;

* tăng ngân sách hổ trợ cho các gia đình Nhật để khuyến khích sinh nở mà đạt tới mục đích dân số chỉ giảm từ 120 triệu xuống đến mức tối đa là 100 triệu vào năm 2020;

* cho người ngoại quốc di dân vào Nhật để làm việc, họ sẽ đóng thuế nhằm giải quyết nhu cầu dân số thiếu hụt trong nước. Điều cần biết, Nhật Bản rất khắt khe cho người di dân vào trong nước của họ;

* đầu tư ra nước ngoài có nhân công rẻ như TC; nhưng gần đây, các hãng Nhật gặp sự chống đối của TC về hải đảo Senkaku nên Nhật Bản phải cho di tản hãng xưởng sang VN vì nhân công VN rẻ và dễ sai bảo dưới sự cai trị độc tài của công an đầu gấu CSVN;

* phát triển chương trình du lịch để thu hoạch thêm ngoại tệ mà đa số du khách là dân TC thích đến Nhật Bản mua sắm hàng hóa của Nhật;

* tăng ngân sách quốc phòng vì “mất nước là mất tất cả” nên quân đội Nhật được tân trang khí giới và tăng cường quân số để bảo vệ tổ quốc.

Ngoài ra, thủ tướng Abe còn lãnh của nợ lớn do sóng thần năm 2011 để lại như gây ra sự chết cho 16,000 người và làm hơn 200,000 người không nhà cửa, nhất là làm hư hại các nhà máy điện nguyên tử Fukushima vẫn còn đang ảnh hưởng trầm trọng dến môi trường ngày hôm nay. Tưởng cần nhắc lại, nhà máy điện nguyên tử Chernobyl nổ tại Ukraine (Liên Sô) đã làm sập chế độ CS tại LS. Nguy cơ nguyên tử Chernobyl còn tác hại gấp 1000 lần nhà máy điện Fukushima vì LS giấu giếm việc làm của họ; còn Nhật Bản đã minh bạch hóa vấn đề nguyên tử nên sự ngăn ngừa có nhiều hiệu quả, ít gây thiệt hại.

[Tưởng cần biết, không biết CSVN có học được gì về sự trong sáng liên hệ đến môi trường cá chết ở Vũng Áng hay không? vì sự ô nhiểm về môi trường biển tại VN có thể kể như tàn khóc và giết hại dân tộc VN qua nhiều thế hệ trong hiện tại và tương lai. Sự tai hại còn nguy hại hơn nữa khi nhà cầm quyền độc tài CSVN bưng bít tin tức làm cho người dân VN sống trong “đêm tối”, ăn uống, hít thở không khí, tắm biển trong “ô nhiễm”, cái chết đến từ từ giết hại cả dân tộc VN do sự thiếu minh bạch và không trong sáng của đảng CSVN làm tay sai bán nước cho ngoại bang TC].

Tuy nhiên, thủ tướng Abe vẫn phải đối phó trước vấn nạn “không có điện thì dân Nhật cũng chết” và “muốn có điện thì lấy điện từ đâu ra hay trở lại công thức sản xuất điện từ nguyên tử?”. Thủ tướng Abe đã đi đến quyết định lập ra tổ chức khoa học chuyên về nguyên tử để kiểm soát chặc chẻ các nhà máy nguyên tử hầu tránh nạn sóng thần gây ra. Ai cũng biết Nhật Bản là quốc gia bị động đất, sóng thần nhiều nhất trên thế giới. Đồng thời, ông Abe bỏ ra ngân sách lớn để khai thác “khí đặc” lấy từ lòng biển mà Nhật có nhiều tài nguyên này. Tóm lại, thủ tướng Abe vẫn quyết định dứt khoát, sáng suốt chính nhờ chiến lược Mani.

Quân Sự

Dân Nhật tự ty mặc cảm về tội ác chiến tranh thời đệ nhị thế chiến nên tinh thần quốc gia, tự ái dân tộc bị tổn thương rất nặng. Họ đánh mất đi niềm tự hào dân tộc như thời Minh Trị Thiên Hoàng. Lãnh thổ quốc gia lệ thuộc vào sự bảo vệ của quân đội HK. Do đó, chính phủ Yoshida và các chính phủ kế tiếp tục chương trình hạn chế tối đa về quân sự để yên thân vì họ sợ HK và các quốc gia tây phương còn bị ám ảnh bởi sức mạnh của các nhà quân phiệt Nhật vào thời kỳ đệ nhị thế chiến.

Các quốc gia Á Châu như Nam Hàn, TC và Nga Sô đã lợi dụng sự thua trận và yếu thế của Nhật nên đã đem quân xâm chiếm biển đảo của Nhật Bản. Thí dụ, Nga Sô chiếm các đảo phía bắc Nhật, Nam Hàn lấy đảo Takeshima và TC lâm le xâm chiếm đảo Senkaku và chuẩn bị lấy Okinawa. Tưởng cần biết, thế giới lấy nước Đức chia hai để phân biệt “tây phương” và “đông phương” nên Nga Sô kể như là đông phương được coi là quốc gia nằm ở Á Châu mà thực chất, chính người Nga thấy họ gần với người Âu Châu hơn.

Vào ngày 8.8.1945, Liên Sô (Nga Sô) khai chiến với Nhật. Ngày 28.8.1945, LS chiếm lấy các đảo miền bắc của Nhật gồm có các đảo Etorofu, Kunashiri, Shikotan, Habomai. Năm 1949. LS đuổi 17,000 ngư dân Nhật sống trên đảo ra khỏi vùng họ đã sinh sống. Nhật phản đối, nhưng vì đây là cửa ngõ của Nga Sô thông ra Biển Đông và Thái Bình Dương nên không bao giờ NS trao trả các đảo này lại cho Nhật Bản.

Năm 2010, tổng thống Nga là ông Dmitry Medvedev đặt chân lên đảo Kunashiri thì bị thủ tướng Nhật phản đối. Nhật lên tiếng không bao giờ chấp nhận NS chủ quyền các đảo phía bắc của Nhật (Kurils). Nhật không cấp chiếu kháng cho bất cứ ai, của bất cứ quốc gia nào, xin visa vào Nhật từ các đảo này hay đến từ các đảo này. Dù vậy, sự tranh chấp giữa Nhật và NS tương đối ôn hòa vì Nga cần Nhật đầu tư và Nhật cần NS cung cấp dầu khí. (Trong khi đó, người Tầu vào VN như vào nhà của họ, công an CSVN sợ dân Tầu như sợ cọp và sẳn sàng bỏ tù hay giết chết người dân bảo vệ chủ quyền lãnh hải và lãnh thổ VN).

Đại Hàn chiếm các đảo Takeshima của Nhật mà Đại Hàn gọi là Dokdo sau đệ nhị thế chiến. Nhật Bản thưa Đại Hàn ra trước tòa án quốc tế nhiều lần; nhưng Nam Hàn không ra trình diện và bất chấp phán quyết của tòa án quốc tế. Sự quyết định trọng tài quốc tế về biển cả cũng không đi tới đâu vì luật quốc tế công pháp là luật của kẻ mạnh. Điều cần biết, Nam Hàn và Nhật đều là đồng minh của HK nên HK cũng rất khó xử về sự tranh chấp này. Đây là hậu quả tai hại do HK cho Đại Hàn chiếm lấy đảo của Nhật sau đệ nhị thế chiến.

Nếu nói về địa lý, đảo Senkaku cách Nhật 170 km, cách Đài Loan 170 km và cách TC 300 km; do đó, TC không đủ tư cách nói Senkaku thuộc về TC. Nhưng, TC viện cớ Senkaku thuộc về Đài Loan mà Đài Loan là tỉnh phủ của TC nên TC có quyền lấy lại đảo Senkaku. Cần biết, Đài Loan lại không lên tiếng đòi Senkaku vì Senkaku không có người ở. Thủ tướng Nhật Abe sợ mình lùi một bước thì TC tiến thêm một bước đòi lấy Okinawa là hòn đảo lớn quan trọng của Nhật. Do đó, Nhật Bản đã lên tiếng bảo vệ Senkaku tới cùng.

Năm 1972, quân đội HK rút quân ra khỏi Okinawa; đồng thời trao Senkaku cho tỉnh Okinawa trông coi. Năm 2008, TC cho tàu chiến đến gần Senkaku. Năm 2010, TC cho tàu đụng tàu tuần tra của Nhật nên Nhật bắt lấy tàu TC thì TC lên tiếng phản đối và không cho xuất cảng “đất quý” vào đất Nhật. Năm 2012, chính phủ Nhật mua lại các đảo ở Senkaku từ tư nhân Nhật nên TC phản đối. Năm 2013, tàu TC chỉa phi đạn sang tàu Nhật và cho phi cơ bay vào vùng cấm địa của Nhật. Năm 2015, TC gây hấn ít nhất là 29 vụ.

Thủ tướng Abe đứng trước vấn nạn “tự hào dân tộc” và “sự đe dọa quân sự của ngoại bang” (TC, Nam Hàn và Nga Sô) nên ông đã đưa ra 3 biện pháp: - biện minh để giải tỏa điều 9 Hiến Pháp - mua khí giới và tăng quân số - đưa ra biện pháp đối phó chủ quyền hải đảo. Trước hết, hai quốc gia TC và Nam Hàn đã từng là nạn nhân của quân đội Nhật thời đệ nhị thế chiến lên tiếng đòi Nhật Bản xin lỗi và đòi đền bù chiến tranh cho họ. Thủ tướng Abe chỉ bồi thường cho nạn nhân chiến tranh; nhưng không xin lỗi.

Ông lên tiếng chống lại những gì TC và Nam Hàn tố cáo là “bịa đặt”, là “ngụy tạo”, lời tố cáo không có bằng chứng xác thực v.v . Thí dụ, Nam Hàn tố cáo quân đội Nhật bắt gái Đại Hàn làm “nữ hộ lý” phục vụ tình dục cho quân đội Nhật. TC tố cáo quân đội Nhật tàn sát người dân TH tại Thượng Hải. Thủ tướng Abe đều đính chánh là chuyện đó không có thật và không có bằng chứng. Nhưng, Nhật Bản vẫn tỏ thiện chí đền bù chiến tranh. Tưởng cần nói, Nhật Bản cũng có bồi thường chiến tranh cho VN dù CSVN không có lên tiếng đòi bồi thường và chắc chắn số tiền “bồi thường” này không đến tay người dân VN.

Thủ tướng Abe làm cách nào tân trang quân đội nhưng vẫn phù hợp với điều 9 Hiến Pháp của Nhật? Đây là 3 luận cứ của ông: - HK không còn giữ vai trò cảnh sát quốc tế nên Nhật Bản phải tự đứng lên bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải của mình - Nhật có bổn phận tham gia bảo vệ trật tự hòa bình trên thế giới do Liên Hiệp Quốc chỉ định (tức là quân đội Nhật không chỉ hoạt động trong nước mà còn chủ động ở ngoài nước) - Nhật Bản tạo đồng minh với nhiều quốc gia khác để đương đầu trước sức ép của Trung Cộng.

* Nhật tăng cường quân số lên đến 200 ngàn, đào tạo thêm các toán lính đặc biệt người nhái (SEAL) để bảo vệ hải đảo Senkaku;

* Nhật mua thêm 6 chiếc tàu lặn lên đến 22 chiếc và 7 tàu chiến thuộc loại Aegis có thể bảo vệ hải đảo và các vùng xa khơi;

* Nhật mua thêm 28 chiến đấu cơ phản lực F.35, máy bay “không người lái (drone), 77 loại thám thính (aircraft) MV-22 Ospreys và các radar tối tân để bảo vệ không phận và hải phận;

* Nhật tăng cường nhiều tàu duyên hải tuần tra dọc theo các bờ biển để kiểm soát sự xâm nhập của địch quân vào đất Nhật.

Nhật Bản đồng minh với HK vì họ biết chỉ có quân đội HK mới đủ sức chận đứng sự xâm chiếm lãnh thổ và lãnh hải của họ. Thí dụ, Nhật Bản tham gia vào TPP của HK. Nhật Bản là quốc gia duy nhất lên tiếng không gia nhập vào “ngân hàng đầu tư Á Châu” của TC (BAII) mặc dù có nhiều quốc gia đồng minh với HK đã xin gia nhập vào BAII của TC như Anh ,Pháp, Úc v.v.. BAII là con cờ của TC trong chiến lược tái lập “con đường tơ lụa” mà TC gọi là chiến lược “one belt, one road” (1 vòng đai, 1 con đường).

Đồng thời, Nhật Bản tạo thế đồng minh với Úc Châu và Ấn Độ để cùng lên tiếng kêu gọi thế giới tôn trọng luật pháp quốc tế về hàng hải. Mục đích của Nhật là bắt TC tôn trọng luật lệ quốc tế hàng hải mà TC đã bất chấp và đơn phương vẽ con đường lưỡi bò 9 đoạn chiếm hải đảo của nhiều quốc gia Á Châu; đặc biệt là đảo Senkaku của Nhật nằm ở Biển Hoa Bắc (mà TC gọi là Biển Đông; còn Biển Đông VN thì TC gọi là Biển Hoa Nam). Nhật còn tạo thế đồng minh với vài quốc gia trong khối ASEAN như Phi Luật Tân và CSVN để cùng nhau chống TC trong vấn đề độc quyền chiếm biển đảo.

Do đó, chúng ta không ngạc nhiên khi Nhật viện trợ cho CSVN hay cho CSVN vay tiền hoặc tặng cho CSVN tàu bè chiến hạm củ để đương đầu với tàu bè TC. TC thừa biết chuyện này nên họ đã áp dụng chính sách “chia để trị” bằng cách tạo thế liên minh với 3 quốc gia khác là Cao Miên, Lào, Brunei để ủng hộ TC tại Biển Đông. Tưởng cần biết, tân tổng thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte cũng bắt đầu thay đổi chính sách “thưa TC” ra trước tòa án quốc tế bằng cách đàm phán với TC để xin gia nhập vào “con đường tơ lụa” của TC vì họ không tin con đường “chuyển trục” của HK tại Biển Đông (chăng?).

LINK

Tòa án quốc tế sẽ xử vụ thưa kiện của Phi Luật Tân vào ngày 1.6.2016



Kết quả như thế nào? Chúng ta chờ và xem.

Tóm lại, Nhật phản đối Nga Sô chiếm hải đảo phía bắc của Nhật (Kuril Islands), thưa kiện Nam Hàn ra trước tòa án quốc tế để đòi lại đảo Takeshima và chống lại TC xâm nhập đảo Senkaku bằng mọi giá quân sự vì đây là bước đầu trước khi TC chiếm lấy đảo Okinawa. Nhật Bản làm đồng minh với các quốc gia HK, Ấn Độ, Úc Châu và ASEAN để bảo vệ chủ quyền của Nhật; đồng thời Nhật cho tăng quân số, đào tạo lính chuyên nghiệp (SEAL) và tân trang khí giới để bảo vệ chủ quyền hải đảo. Ngoài ra, Nhật đã trở thành hội viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho họ.

CHIẾN LƯỢC VÂN TIÊN

Từ ngày HK áp dụng chính sách phản bội đồng minh của Kissinger, Nhật Bản chọn con đường dựa trên sức mạnh và tinh thần dân tộc của họ để tự bảo vệ chủ quyền hải đảo; thay vì chỉ thụ động chờ sự bảo vệ của đệ thất hạm đội HK. Trong khi đó, CSVN đã hành động như thế nào về tình hình Biển Đông? CSVN theo chiến lược “Tarzan đu dây” còn gọi là chiến lược “Vân Tiên” chạy ra, chạy vô, không có định hướng y như con lật đật hay cái bông vụ bị quay như chông chống.

Như đã viết, có nhiều sử gia, các nhà địa lý, luật gia hay chuyên gia về hàng hải đã viết nhiều về Biển Đông (TC gọi là Biển Hoa Nam). Nơi đây, chúng tôi chỉ đề cập đến phần ngoại giao, chính trị tay ba, liên hệ giữa các quốc gia trong vùng như: CSVN/TC/NS, CSVN/TC/ASEAN, CSVN/NB/ĐH và cuối cùng là CSVN/TC/HK. Bài viết không đề cập đến chính sách “ngu si của CSVN” xóa đói giảm nghèo, xuất cảng dân VN làm nô lệ và cho ngoại quốc tàn phá môi trường VN như bô xít, thảy chất độc giết hại cá biển VN v.v...

Liên kết tay ba giữa các quốc gia đồng minh lâu đời của CSVN là CSVN/TC/NS. Nga Sô bán khí giới, tàu lặn cho CSVN để chống TC (NS cần xuất cảng khí giới để cân bằng ngân sách thiếu hụt do giá dầu giảm trên thế giới); đồng thời NS lên tiếng ủng hộ TC trong vấn đề Biển Đông vì NS chiếm các hòn đảo phía bắc của Nhật. Nếu NS chống TC thì không khác nào NS chống lại quyền lợi của họ chiếm các đảo phía bắc của Nhật (Kuril Islands) nên CSVN không trông cậy gì được từ đàn anh Nga Sô để bênh vực họ chống TC.

Liên kết CSVN/TC/ASEAN rất phức tạp mặc dù mục đích chính của ASEAN là 10 quốc gia trong Hiệp Hội Đông Nam Á (ASEAN) cam kết hợp tác quân sự để chống lại sự đe dọa của các quốc gia khác. Thực tế, TC đã dùng chính sách “chia để trị” trong khối ASEAN. Khờ Me / Lào / Brunei ủng hộ TC về Biển Đông; Phi Luật Tân thưa TC ra trước tòa án quốc tế, nhưng có thể thay đổi lập trường; Thái Lan trung lập về Biển Đông và CSVN đu dây “cõng mẹ chạy ra, chạy vô”, không có lập trường. Nếu CSVN có lập trường thì đó là lập trường bán biển hải cho TC nên vấn đề mất nước VN chỉ còn tính theo thời gian.

Liên kết tay ba CSVN/NB/ĐH ra sao?. Nhật Bản và Đại Hàn (Nam Hàn) là hai quốc gia tự do giàu có ở Á Châu, giúp đở và đầu tư rất nhiều tại VN ngày nay. Nhật Bản và Đại Hàn đã dời nhiều nhà máy từ TC về VN do TC bài xích các quốc gia này, vì nhân công VN dễ sai bảo và dân số của NB và ĐH bị sụt giảm. Vì có sự tranh chấp về biển đảo giữa Nhật và Đại Hàn nên sự liên kết tay ba khó đồng thuận: Nhật thưa Đại Hàn ra trước tòa án quốc tế; trong khi Đại Hàn lại cùng phe với TC về Biển Đông chống lại sự phán quyết của tòa án quốc tế về hàng hải thì sự đu dây của CSVN về hai phía NB hay ĐH kể như không đi tới đâu.

Trung Cộng, CSVN, Hoa Kỳ

Bây giờ, chúng ta chỉ còn có sự đu dây tay ba giữa TC/CSVN/HK. Vào ngày 5.11.2015, chủ tịch TC là ông Tập Cận Bình đến VN theo lời thỉnh cầu của tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng để ban chỉ thị cho các đảng viên CSVN thi hành. Ông Tập Cận Bình ra lệnh cho tất cả các quan chức CSVN từ cao đến thấp đều phải đứng xếp hàng chào đón ông và vợ của ông là bà Bành Lệ Viện tại phi trường với 21 phát súng đại bác. Tập Cận Bình còn bắt tất cả dân biểu và đảng viên CSVN phải có mặt trình diện đầy đủ tại quốc hội CSVN để nghe ông ta ban huấn từ. Bên ngoài, công an đầu gấu CSVN dày đặc được lệnh bắt bớ và đánh đập người dân VN biểu tình chống vợ chồng Tập Cận Bình và TC tại VN.

Sáu tháng sau, vào ngày 22.5.2016, tổng thống HK là ông Obama đến VN theo lời mời của thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng. Ông Obama không những tới VN vào ban đêm, lại còn không có viên chức số 1 hay số 2 nào ra phi trường đón tiếp ông hay có 1 tiếng súng đại bác nào chào mừng ông. Đó là chưa kể CSVN cho ông Nguyễn Sinh Phúc thay thế Nguyễn Tấn Dũng lên làm thủ tướng để chọc quê tổng thống HK. Sự việc ông Obama đến VN vào ban đêm làm cho chúng ta liên tưởng đến ngoại trưởng HK Kissinger chuyên chun cốp xe đi gặp Chu Ân Lai TC để bàn chuyện đâm sau lưng người bạn đồng minh của họ.

Nếu lời tuyên bố chỉ dạy của Tập Cận Bình cho đảng CSVN được thông dịch đầy đủ, đăng trên báo chí lề phải tại VN thì bài diễn văn của tổng thống HK Obama bị cắt xén hoặc bỏ đi khi ông đề cập đến vấn đề nhân quyền, tự do dân chủ. Các nhà đối kháng bị chận đứng không cho gặp tổng thống Mỹ dù họ có giấy mời. Công an CSVN còn tuyên bố ông Obama nói láo

LINK

Có ít nhất hai người HK gốc Việt bị CSVN bắt giam khi ông Obama tới VN. Nhưng, người dân VN, già như trẻ, đều tràn ra đường chào mừng tổng thống HK Obama để nói lên (bỏ phiếu bằng chân) cho đảng CSVN biết 100% lòng dân VN đều muốn có tự do, theo HK vì HK đại diện cho nền dân chủ và người dân VN chống lại chế độ độc tài CSVN.

Sự việc trên cho thấy đảng CSVN đi theo TC bán nước, nhưng dân chúng VN chống TC; ngược lại, người dân VN “bỏ phiếu” ủng hộ HK vì tự do dân chủ nên đảng CSVN không mặn mà với HK. Nếu TC là chồng chúa thi CSVN là vợ tôi xuất giá tòng phu nên CSVN cho TC chiếm lãnh thổ, lãnh hải, khai thác mỏ bô xít, phá rừng, phá sông ngòi biển cả VN v.v. và làm cho ô nhiễm môi trường giết hại VN. Ông Obama tới VN một mình như người tình đi ăn bún chả (ông ăn chả, bà ăn nem) một cách lén lút; nhưng ông biết cưng chiều người tình VN nên cả nước VN mới đặt trọn niềm tin nơi ông, về xứ Hoa Kỳ đại diện cho dân chủ.

Vì ông ăn chả nên ông cũng nể tình phần nào người chồng TC của người tình VN của ông nên ông phải viếng thăm đền thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế (Jade Emperor) là nơi thờ tự của người Tầu mà ai cũng biết đó không phải là nền văn minh hay vẻ đẹp gì của tín ngưỡng VN. Thử hỏi mấy ai ở Saigon có viếng thăm đền thờ này, ngay cả Chợ Lớn cũng có đền thờ Thiên Mẫu (**) cũng không có mấy người biết đến dù ngôi đền này đã có từ khi Saigon Chợ Lớn mới thành hình. Saigon-Chợ lớn có biết bao nhiêu đền miếu, chùa chiền, nhà thờ có mấy trăm năm tuổi thì hà cớ gì tổng thống Obama đi thăm đền thờ của người Tầu tại VN? Thiệt tình!

Còn việc HK xả bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho CSVN thì ai cũng biết HK cần có ngân sách để tân trang vũ khí mới; do đó, việc HK bán vũ khí cũ cho CSVN là việc đương nhiên có lợi cho HK ví như thầy võ dạy vài bài quyền cho học trò để lấy tiền, còn môn võ công tuyệt kỷ thì còn lâu ông ta mới trao truyền cho đệ tử vì sợ có ngày đệ tử phản lại thầy mà CSVN là vua nổi tiếng lừa thầy phản bạn. HK đứng đầu thế giới về hàng hải vì có nhiều hàng không mẫu hạm (trên 11 chiếc) trên thế giới, nhưng đa số đã cũ kỹ; do đó, HK cần có thêm ngân sách để hạ thủy các chiếc tàu mới và cho các chiếc tàu cũ vào bờ nằm ụ.

CSVN bán nước, dâng lãnh hải Hoàng Sa, Trường Sa cho TC (công hàm Phạm Văn Đồng 1958 dưới sự chỉ thị của chủ tịch Hồ Chí Minh) để TC giúp khí giới cho csBV tàn phá miền nam VN. Bây giờ, CSVN định mượn tạy HK để xé tờ giấy cam kết bán nước. Liệu HK có ngu dại cho lính của họ chết thay cho lính CSVN tại Biển Đông không? Chắc chắn là không. Do đó, chúng ta không lạ gì Obama đi viếng thăm VN rồi sau đó đến Hiroshima để nói cho Nhật (và thế giới) biết là chuyện gì đã qua thì cho qua, bây giờ các anh (Nhật, CSVN) tự lo liệu lấy mà chống lại TC. HK dùng các anh để răn đe TC trong sự phân chia quyền lợi.

Bộ trưởng quốc phòng của Tân Gia Ba là ông Tiêu Chí Hiền (mà ai cũng biết Singapore có diện tích và dân số không hơn thành phố Toronto) vừa mới lên tiếng về hàng hải là “Biển Đông đủ rộng cho hai cường quốc TC và HK chia quyền lợi mà không nên bạo động đưa tới chiến tranh”. Sự việc này có lợi cho Tân Gia Ba vì anh nào có làm chủ Biển Đông thì Tân Gia Ba vẫn là hải cảng bốc hàng và bổ hàng đi khắp nơi trên thế giới, lợi tức vẫn nằm trong túi của con cháu Lý Quang Diệu. Trong khi VN mất tất cả quyền lợi tại Biển Đông như dầu hỏa, hải sản, giao thông, v.v...

Tóm lại, CSVN ủng hộ TC vì theo TC là còn đảng, còn có dịp tham nhũng, bóc lột người dân VN, vì CSVN biết người dân VN không bao giờ dám chống lại nền công an trị của đảng CSVN. Lòng dân VN hướng về Hoa Kỳ vì yêu chuộng tự do dân chủ, vì biết chỉ có tự do dân chủ mới tạo được sự đoàn kết dân tộc chống lại ngoại xâm TC, chống lại chính sách nô lệ và tàn phà môi trường VN của TC do CSVN làm tay sai bán nước tham nhũng, giết hại đồng bào VN từ đời này qua đời khác dưới sự cai trị bưng bít tin tức.

KẾT LUẬN

Như đã trình bày, chiến lược Mani dựa trên tinh thần dân tộc, đoàn kết quốc gia, chia xẻ trách nhiệm bảo vệ tổ quốc, không phải chỉ về biển đảo, lãnh thổ mà còn vấn đề bảo vệ môi trường mưu sinh nên chính sách cai trị trong sáng (transparence) để tất cả công dân cùng tham gia việc nước. Ngược lại, chiến lược Tarzan hay Vân Tiên không có định hướng, không tự tin, hết dựa anh A thì dựa anh B nên việc làm mờ ám, đen tối, gây chia rẽ dân tộc đưa đất nước vào chổ diệt vong.

Lịch sử VN đã chứng minh đất nước VN là của người VN (Lý Thường Kiệt), người Việt nào cũng quyết “thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” (Trần Bình Trọng) nên người Việt hải ngoại không cầu vinh áo gấm về làng mà lòng người như một quyết chí chống bọn tà quyền CSVN và ngoại xâm TC. Giới trẻ như Trần Quốc Toản vì giận kẻ thù vào nhà mà bóp nát trái cam lúc nào không biết; một lòng một dạ chiêu mộ anh em binh mã chống lại giặc Nguyên hay như người con (Nguyễn Trãi) nghe lời dạy của cha già (Nguyễn Phi Khanh) nuôi chí “thù nhà nợ nước” bảo vệ tổ quốc Việt Nam.




* “Patriotism in India: Oh Mother”, The Economist (April 5th-15th, 2016), trang 40.

** Chùa là nơi chư tăng ở và tu tập đạo giải thoát; còn đền thờ là nơi thờ tự những vị thần linh nên đền Ngọc Hoàng Thượng Đế không thể gọi là “Chùa”.















Free Web Template Provided by A Free Web Template.com